Hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, xuất hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang và xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm.
Nhận định nguy cơ xảy ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trong thời gian tới là rất cao vì một số lý do: Thời tiết diễn biến thay đổi bất lợi làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, lây lan và gây bệnh; Nhu cầu giao thương buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật gia tăng phục vụ cho du lịch của tỉnh; Điều kiện chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi nông hộ còn hạn chế; có hiện tượng bán, vứt xác lợn bệnh, chết ra bên ngoài; Thực trạng giết mổ nhỏ, lẻ tại các cơ sở không được phép giết mổ vẫn còn hoạt động không được kiểm soát, quản lý tại một số địa phương; Đặc biệt vi rút gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện trên địa bàn tỉnh.
Để chủ động phòng bệnh Dịch tả lợn châu Phi phát tán và lây lan trên địa bàn, đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững. UBND phường Vĩnh Hải tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, người chăn nuôi lợn thực hiện tốt quy trình phòng bệnh Dịch tatr lợn Châu Phi trên địa bàn phường như sau:
1. Giải pháp về chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi
- Chuồng nuôi phải dễ thực hiện các biện pháp vệ sinh, sát trùng, tiêu độc, phòng bệnh. Tại lối ra vào chuồng nuôi phải bố trí hố khử trùng, thay bảo hộ lao động cho người ra, vào khu vực chăn nuôi.
- Nên có ô chuồng nuôi cách ly để nuôi lợn mới nhập hoặc lợn bị bệnh; có khu vực thu gom và xử lý chất thải; nếu có điều kiện thì nuôi theo phương pháp cách ô (mỗi ô chuồng có khoảng trống 0,8-01m) để giảm thiểu lợn giữa các ô chuồng tiếp xúc với nhau.
- Không sử dụng chung dụng cụ chăn nuôi giữa các chuồng; đường thoát nước thải riêng ô chuồng đó ra đường thoát nước chung.
- Các thiết bị, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống phải đảm bảo không gây độc và dễ vệ sinh tẩy rửa; dụng cụ khác trong chuồng phải đảm bảo dễ vệ sinh, tẩy rửa sau mỗi lần sử dụng; kho thức ăn, thuốc thú y, hoá chất ... phải được thiết kế đảm bảo thông thoáng, không ẩm thấp và dễ vệ sinh, tiêu độc khử trùng.
2. Giải pháp về con giống, thức ăn, nước uống
- Phải dùng nước khoan sâu hơn 50m, không được dùng nước bên ngoài trại.
- Trường hợp không thể khoan được giếng, bắt buộc phải sử dụng nước từ* Con giống
- Lợn nhập về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh. Trường hợp nhập từ ngoài tỉnh phải có Giấy kiểm dịch. Trước khi nhập đàn phải được nuôi cách ly ít nhất 2 tuần.
- Lựa chọn lợn nái hậu bị thay thế cho số lợn nái đã bị tiêu hủy do dịch bệnh DTLCP, từ các trang trại chăn nuôi lớn, an toàn dịch bệnh đáng tin cậy không xảy ra bệnh DTLCP trên địa bàn như Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty chăn nuôi Nhật Minh, Công ty cổ phần Khánh Tân…
* Thức ăn
- Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, còn hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng và an toàn. Trường hợp sử dụng thức ăn tận dụng phải được xử lý nhiệt trước khi cho ăn.
- Nên bổ sung chế phẩm sinh học trong thức ăn để tăng khả năng tiêu hóa, sức đề kháng cho lợn; một số chế phẩm vi sinh nên sử dụng trong khẩu phần ăn của lợn là nấm men hoạt tính Saccharomyces; vi khuẩn Lactic; bào tử Bacillus và chế phẩm sinh học là enzyme trong khẩu phần.
* Nước uống
Nếu sử dụng nước từ ngoài vào thì phải xử lý chlorine 100ppm (pha chlorine 70%: 150g/1 khối nước).
- Nếu chỉ dùng để rửa chuồng không có lợn thì phải ngâm chlorine 100ppm ít nhất 24h mới được sử dụng.
- Nếu dùng để cho lợn uống, cho giàn mát, xịt gầm, xả máng chuồng có lợn thì phải để cách ly ít nhất 48h, sau đó test chlorine đạt <3ppm mới được sử dụng.
3. Giải pháp quản lý dịch bệnh
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh trên lợn như phòng bệnh E.coli, Tai xanh, Phó thương hàn, Tụ huyết trùng, Dịch tả lợn cổ điển, Lở mồm long móng lợn…theo từng lứa tuồi và hướng dẫn của cơ quan Thú y.
- Đối với thuốc và vắc xin khi đem vào trại sử dụng phải được nhúng qua dung dịch sát trùng (Virkon S theo tỷ lệ 1/500) và cách ly 30 phút trước khi mang vào trại.
- Đối với vắc xin phải chuẩn bị trước 01 thùng bảo quản vắc xin tại trại và có đá lạnh, lọ vắc xin phải lấy ra khỏi túi bóng để nhúng qua dung dịch sát trùng và bỏ vào thùng lạnh bảo quản ngay; thùng giấy và túi bóng đi cùng thuốc và vắc xin lúc đến trại sẽ đốt hủy bên ngoài trại..
* Hướng dẫn tiêm phòng vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi
a. Tổ chức tiêm phòng vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi
- Hướng dẫn các hộ chăn nuôi đủ điều kiện tiêm phòng vắc xin DTLCP theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin lập danh sách gửi về Chi cục Chăn nuôi và Thú y để phối hợp triển khai.
- Trước khi tiêm phòng: Yêu cầu chủ gia súc ký cam kết chấp hành việc tiêm phòng theo hướng dẫn, phối hợp thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Cơ quan Thú y; trong quá trình triển khai tiêm phòng vắc xin DTLCP có thể đàn lợn đã nhiễm vi rút DTLCP thực địa và các mầm bệnh khác, nhưng chưa có biểu hiện triệu chứng lầm sàng nên khi đàn lợn được tiêm vắc xin DTLCP rất có thể bị phản ứng, phát bệnh, bị chết và buộc phải xử lý ổ dịch, tiêu hủy lợn bệnh và thực hiện hỗ trợ theo quy định.
- Trong khi tổ chức tiêm vắc xin:
+ Tổ chức theo dõi, giám sát, quản lý chặt toàn bộ số lợn tại các cơ sở đã được tiêm vắc xin;
+ Bảo đảm tuyệt đối không được bán hay di chuyển lợn đã được tiêm đi nơi khác; không nhập thêm lợn mới vào đàn đã tiêm trong vòng ít nhất 28 ngày sau khi tiêm.
- Hướng dẫn, hỗ trợ chủ vật nuôi thực hiện sau khi tiêm vắc xin:
+ Cách ly nghiêm ngặt lợn đã bị bệnh trong vùng tiêm phòng. Tuyệt đối không nhốt chung lợn đã bị bệnh và đang mang bệnh với lợn được tiêm vắc xin.
+ Chăm sóc tốt đàn lợn đã được tiêm vắc xin.
+ Hằng ngày thực hiện vệ sinh, sát trùng, tiêu độc chuồng trại và môi trường.
- Nguyên tắc thực hiện:
+ Tiêm vắc xin cho đàn lợn khỏe mạnh, không có dấu hiệu mắc bệnh DTLCP.
+ Bảo đảm tuyệt đối tránh làm nhiễm chéo giữa các cơ sở, khu vực khi tổ chức tiêm vắc xin.
- Dự phòng và xử lý sự cố sau tiêm phòng: Để đảm bảo tính chủ động, phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra, khi chuẩn bị tổ chức tiêm phòng, Cơ quan thú y thành phố Nha Trang chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan và chủ vật nuôi cần như chuẩn bị đủ cơ số thuốc men và các vật tư cần thiết khác để xử lý kịp thời các trường hợp phản ứng do tiêm vắc xin (nếu có); tổ chức theo dõi gia súc sau khi tiêm, kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố xảy ra; kịp thời báo cáo Chi cục Chăn nuôi và Thú y và các cơ quan có thẩm quyền của địa phương để chỉ đạo, hướng dẫn xử lý.
- Trong trường hợp xảy ra sự cố lợn sau tiêm phòng bị chết có tỷ lệ trên 5% so với tổng đàn được tiêm phòng của cơ sở, lập tức dừng quá trình tiêm phòng.
b. Hướng dẫn quy trình tiêm phòng vắc xin DTLCP theo nhà sản xuất.
* Đối với vắc xin AVAC ASF LIVE của Công ty cổ phần AVAC Việt Nam
- Thành phần: Mỗi liều (2ml) vắc xin chứa ít nhất 103.5 HAD50 vi rút DTLCP.
- Chỉ định: Dùng để tiêm phòng bệnh DTLCP cho lợn thịt từ 4 tuần tuổi trở lên. Sau khi tiêm được 2-4 tuần, lợn có khả năng miễn dịch với vi rút DTLCP.
- Liều tiêm: tiêm 01 liều duy nhất cho lợn thừ 04 tuần tuổi trở lên.
- Cách dùng: pha vắc xin đông khô với dung dịch pha Avac Diluent kèm theo vắc xin (không pha vắc xin với dung dịch khác).
- Độ dài miễn dịch: trên 05 tháng.
* Đối với vắc xin NAVET-ASFVAC của Công ty cổ phần Thuốc Thú y Trung ương Navetco
- Thành phần: Vi rút DTLCP nhược độc chủng ASFV-G-d I177L, chứa ít nhất 102.6 HAD50 vi rút DTLCP.
- Chỉ định: Tiêm cho lợn thịt từ 8 - 10 tuần tuổi (mũi 1), khỏe mạnh, chưa từng sử dụng vắc xin DTLCP.
- Cách pha vắc xin: Khi dùng, vắc xin được pha với dung dịch pha vắc xin vô trùng đã làm lạnh sao cho 1 ml vắc xin (hoặc 2 ml vắc xin) chứa 1 liều vắc xin đạt hiệu giá vi rút ít nhất 102.6 HAD50.
- Liều dùng và phương pháp tiêm:
+ Đối tượng tiêm: Lợn thịt từ 8 - 10 tuần tuổi (mũi 1).
+ Quy trình tiêm: Tiêm 2 mũi. Tiêm lần đầu 1 liều vắc xin/con/tiêm bắp thịt.
+ Tiêm vắc xin nhắc lại cùng liều sau mũi một 21 - 30 ngày.
- Độ dài miễn dịch: trên 05 tháng.
4. Giải pháp phòng bệnh qua động vật trung gian
* Phòng chuột:
- Dùng tôn phẳng cao 60cm chắn chuột xung quanh trại, ngăn cho chuột từ bên ngoài không vào trong trại.
- Có chương trình đánh chuột hàng tuần (03 lần/tuần); Thường xuyên cắt cỏ, phát quang bụi dậm, phá các hang ổ để chuột không có nơi cư chú; Có lưới chống ruồi kín bao quanh chuồng trại.
* Phòng ruồi, muỗi
- Có lưới chống ruồi kín bao quanh chuồng trại.
- Định kỳ mỗi tuần 3 lần phun thuốc diệt ruồi, có thể dùng các lọai sau: Cyperkiller 25WP liều 30g/gói pha 10 lít phun trực tiếp lên 180m2 bề mặt chuồng trại; Quickbayt liều 20g trộn 20ml nước ấm để 15-30 phút, khuấy đều quét lên những nơi ruồi hay đậu (20m2); Agita với liều 2g/m2.
* Phòng động vật khác: chó, mèo, gà vịt, chim…
- Tuyệt đối không được nuôi các loài động vật khác ở trong trại.
- Có hàng rào chắn ngăn không cho chó mèo từ bên ngoài vào.
* Phòng bệnh từ gió
- Làm 2-3 lớp lưới đen, che kín xung quanh trại.
- Làm hệ thống phun sương: dùng thuốc sát trùng phun theo hướng dẫn nhà sản xuất.
- Trồng cây xung quanh trại; làm tường bao cao 2m xung quanh trại
- Hàng ngày phun vôi, rắc vôi xung quanh trại, trên các lớp lưới, tường, hàng cây, đường đi vào các buổi sáng sớm.
5. Giải pháp kiểm soát phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ
- Kiểm soát phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi không để các phương tiện như xe máy, xe đạp, xe… trong khu chuồng nuôi lợn. Phương tiện vận chuyển trước và sau khi vào chuồng nuôi phải được khử trùng, tiêu độc.
- Phương tiện vận chuyển trước và sau khi vào chuồng nuôi phải được khử trùng, tiêu độc. Đặc biệt, không để phương tiện vận chuyển của thương lái, phương tiện vận chuyển thức ăn đến khu vực nuôi lợn. Phương tiện vận chuyển phải dừng ở bên ngoài để vệ sinh, sát trùng, tiêu độc và sử dụng xe nội bộ của khu chuồng nuôi để vận chuyển. Nên có phương tiện vận chuyển chuyên dụng, trường hợp dùng chung thì phải vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trước khi sử dụng.
- Tất cả dụng cụ và trang thiết bị khi mang đến trại phải sát trùng 100% bằng Omnicide hoặc tủ UV hoặc bỏ vào tủ sấy nhiệt 700C trong 30 phút và cách ly ít nhất 24 h trước khi mang vào trại.
6. Giải pháp kiểm soát người ngoài ra, vào khu vực chuồng nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi
- Hạn chế tối đa người ngoài ra, vào khu vực chuồng nuôi.
- Trước và sau khi vào, ra khu chăn nuôi phải thay bảo hộ lao động, sát trùng tay, nhúng ủng hoặc giầy, dép vào hố khử trùng. Chất sát trùng tại các hố sát trùng ở cổng ra vào khu chăn nuôi, chuồng nuôi phải bổ sung hoặc thay hàng ngày, cần thay đổi các loại chất sát trùng để tăng hiệu quả sát trùng.
- Chất thải được gom để xử lý phải để cuối chuồng, xa khu chuồng nuôi, xa nơi cấp nước; phải được thu gom hàng ngày, chuyển đến nơi tập trung và xử lý bằng nhiệt, hoặc bằng hoá chất, hoặc xử lý bằng sinh học phù hợp. Chất thải rắn trước khi đưa ra ngoài phải được xử lý đảm bảo vệ sinh theo quy định hiện hành của thú y.
Hồng Nhung