- Thông tin cơ bản về bệnh cúm A(H5N1) gồm nguyên nhân, đường lây,
dấu hiệu nhận biết khi bị bệnh, đặc biệt về đối tượng dễ bị mắc cúm A(H5N1),
mức độ lây lan và biến chứng nguy hiểm khi bị bệnh.
- Phòng lây truyền cúm gia cầm từ động vật sang người, đặc biệt tại các địa
bàn có động vật, gia cầm ốm, chết và tại các khu vực có nguy cơ cao:
+ Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn
gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
+ Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ, vận
chuyển, mua bán, sử dụng gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc;
phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
+ Hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân như rửa
tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với gia cầm ốm, chết.
+ Dùng Chloramin B, các chất khử khuẩn mạnh để diệt khuẩn, tẩy uế
chuồng trại thường xuyên trong từng hộ gia đình và các khu vực có dịch cúm gia
cầm.
+ Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia
cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.